Các loại trạng từ phổ biến và đặc điểm của chúng (Types of Adverbs)

Cập nhật lúc: 14:51 06-08-2015 Mục tin: Ngữ Pháp (Grammar)


Chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa trạng từ, các loại trạng từ và vị trí của trạng từ trong câu.


TRẠNG TỪ

(Adverbs)

I- ĐỊNH NGHĨA

Trạng từ là những từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ hay các trạng từ khác.

Ví dụ:

- She looks very attractive. (Cô ấy trông rất quyến rũ.)

Ta thấy “very” là trạng từ, đứng trước tính từ “attractive” để bổ nghĩa cho tính từ này.

- He runs quite quickly. (Anh ấy chạy khá nhanh.)

Ta thấy “quite” và “quickly” đều là trạng từ. Trong đó “quickly” là trạng từ bổ nghĩa cho động từ “run” (chạy như thế nào -> chạy nhanh), và “quite” là trạng từ bổ nghĩa cho trạng từ “quickly” (nhanh như thế nào -> khá nhanh).

II- CÁC LOẠI TRẠNG TỪ

Dựa vào mục đích ta chia trạng từ làm 5 loại:

1. Trạng từ chỉ cách thức (adverbs of manner): Chỉ cách thức hành động, hoạt động xảy ra như thế nào như: angrily (một cách giận dữ), slowly (một cách chậm chạp), interestingly (một cách thú vị),…

Ví dụ:

- My father looked at me anrily. (Bố tôi nhìn tôi một cách giận dữ.)

Trạng từ “angrily” là trạng từ chỉ cách thức bổ nghĩa cho cụm động từ “looked at me”(nhìn tôi như thế nào-> nhìn tôi một cách giận dữ.)

2. Trạng từ chỉ nơi chốn (adverbs of place): Chỉ địa điểm, nơi chốn xảy ra hành động, hoạt động như: here (ở đây), there (ở đó), …

Ví dụ:

- I have lived here for a long time. (Tôi sống ở đây lâu rồi.)

Ta có “here” là trạng từ chỉ nơi chốn, chỉ ra địa điểm xảy ra hoạt động “sống” (sống ở đâu -> sống ở đây.)

3. Trạng từ chỉ thời gian (adverbs of time): Chỉ thời gian, thời điểm xảy ra hành động, hoạt động như: yesterday, last week, last month, ….

Ví dụ:

- My sister came home late yesterday. (Hôm qua, chị tôi về nhà muộn.)

Ta thấy “hôm qua” là trạng từ chỉ thời gian, chỉ ra thời điểm xảy ra việc “về nhà muộn” (Về nhà muộn khi nào -> về nhà muộn hôm qua.)

4. Trạng từ chỉ tần suất (adverbs of frequency): Chỉ tuần suất xảy ra hành động, hoạt động như:

- always (luôn luôn)

- usually (thường thường)

- often (thường)

- sometimes (thỉnh thoảng)

- seldom (hiếm khí)

- rarely (hiếm khi)

- never (không bao giờ)…

Ví dụ:

I seldom cook meals. (Tôi hiếm khi nấu ăn.)

Ta thấy trạng từ “seldom” chỉ tần suất của hoạt động “nấu ăn”.

5. Trạng từ chỉ mức độ (adverbs of degree): Chỉ mức độ xảy ra hành động, hoạt động như:

- completely/ absolutely (hoàn toàn, một cách hoàn chỉnh),

- extremely (vô cùng..)

- very (rất)

- quite (khá)

- fairly (tương đối)

- a little/ a bit (một chút)

- hardly (hầu như không)

Ví dụ:

- I have finished my work completely. (Tôi đã hoàn thành công việc một cách hoàn chỉnh)

Ta thấy trạng từ “completely” chỉ mức độ hoàn thành công việc là 100%.

III- VỊ TRÍ CỦA TRẠNG TỪ TRONG CÂU

Trạng từ có thể đứng đầu câu, đứng giữa câu hoặc đứng cuối câu.

- Last year I went to HCM city to visit my friends. (Năm ngoái tôi tới thành phố HCM để thăm các bạn của tôi.)

- She often goes to school at 6.30 a.m. (Cô ấy thường đi học vào lúc 6 giờ.)

- My family went to Nha Trang yesterday. (Gia đình tôi tới Nha Trang ngày hôm qua.)

1. Vị trí của trạng từ chỉ cách thức trong câu:

* Đứng trước hoặc đứng sau động từ/ cụm động từ mà nó bổ nghĩa.

Ví dụ:

- He finished his examination quickly. (Cậu ấy hoàn thành bài thi một cách nhanh chóng.)

- He quickly finished his examination. (Cậu ấy hoàn thành bài thi một cách nhanh chóng.)

Ta thấy  trạng từ chỉ cách thức “quickly” được dùng để bổ nghĩa cho cụm động từ “finished his examination” và nó có thể đứng trước hoặc đứng sau cụm từ mà nó bổ nghĩa.

* Đứng giữa trợ động từ và động từ chính.

Ví dụ:

- She is tiredly waiting for him. (Cô ấy đang chờ đợi anh ấy một cách mệt mỏi.)

Trong câu này ta thấy trạng từ chỉ cách thức “tiredly”đứng giữa trợ động từ “to be” và động từ chính “waiting”.

2. Vị trí của trạng từ chỉ nơi chốn trong câu:

* Thường đứng ở cuối câu:

Ví dụ:

- There are a lot of delicious food in Hanoi. (Ở Hà Nội có nhiều món ăn ngon.)

* Có thể đứng đầu câu nhưng không thông dụng, thường chỉ dùng khi muốn nhấn mạnh địa điểm.

- In Nha Trang, the beaches are beautiful. (Ở Nha Trang, các bãi biển rất đẹp.)

3. Vị trí của trạng từ chỉ thời gian trong câu:

* Thường đứng ở cuối câu:

Ví dụ:

- I forgot to do my homework last night. (Tôi quên làm bài tập về nhà tối hôm qua.)

* Đứng đầu câu khi muốn nhấn mạnh thời gian xảy ra hành động, hoạt động.

- Yesterday I saw my friend on the street. (Hôm qua tôi gặp bạn tôi trên đường.)

4. Vị trí của trạng từ chỉ tần suất trong câu:

* Đứng trước động từ chính:

Ví dụ:

- My mother usually gets up early. (Mẹ tôi thường dậy sớm.)

Ta thấy trạng từ chỉ tần suất “usually” đứng trước động từ thường “get”.

* Đứng sau trợ động từ:

Ví dụ:

- I don’t often go to the cinema. (Tôi không thường đi xem phim.)

Ta thấy trạng từ chỉ tần suất “often” đứng trước động từ chính “go” và đứng sau trợ động từ “don’t”.

* Đứng sau động từ “to be”:

Ví dụ:

- She is always late for school. (Cô ấy toàn đi học muộn.)

Ta thấy trong câu này trạng từ chỉ tần suất “always” đứng sau động từ “to be”.

5. Vị trí của trạng từ chỉ mức độ trong câu:

* Đứng trước động từ thường:

- She absolutely believes in him. (Cô ấy hoàn toàn tin tưởng anh ta.)

Trong câu này ta thấy trạng từ chỉ mức độ “absolutely” đứng trước động từ “believes”.

* Đứng sau trợ động từ và sau động từ chính:

- She doesn’t absolutely believes in him. (Cô ấy không hoàn toàn tin tưởng anh ta.)

Ta thấy trong câu này, trạng từ chỉ mức độ đứng sau trợ động từ “doesn’t” và đứng trước động từ chính “believes”.

* Đứng trước tính từ:

- He is very intelligent. (Anh ấy rất thông minh.)

Trạng từ chỉ mức độ “very” đứng trước tính từ “intelligent”.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021