Cập nhật lúc: 17:11 27-07-2015 Mục tin: Ngữ Pháp (Grammar)
Xem thêm: Câu điều kiện (Conditional sentences)
CÂU ĐIỀU KIỆN
(Conditional sentences)
I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂU ĐIỀU KIỆN
- Câu điều kiện là câu dùng để đưa ra một giả định về một sự việc trong quá khứ, hiện tại hay tương lai.
- Câu điều kiện gồm 2 vế:
Mệnh đề chứa if (mệnh đề điều kiện) + mệnh đề chính (mệnh đề chỉ kết quả)
- Vị trí của 2 mệnh đề:
+ Khi mệnh đề chứa “if” đứng đầu thì giữa hai mệnh đề ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy.
+ Khi mệnh đề chứa “if” đứng sau mệnh đề chỉ kết quả thì KHÔNG sử dụng dấu phẩy để ngăn cách hai mệnh đề.
Ví dụ:
- If I have a lot of money, I will buy a new house. (Nếu tôi có nhiều tiền, tôi sẽ mua một ngôi nhà.)
- I will take you to the cinema if I have time. (Tớ sẽ đưa bạn đi xem phim nếu tớ có thời gian.)
II- CÁC LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN
1. Câu điều kiện loại 0:
* Cấu trúc:
If + S + V/V(s/es), S + V/V(s/es)
Trong câu điều kiện loại 0 động từ trong hai mệnh đề đều chia thì HIỆN TẠI ĐƠN.
* Cách sử dụng:
- Dùng để diễn tả một sự việc luôn đúng, một chân lý.
Ví dụ:
- If you heat the ice, it melts. (Nếu bạn làm nóng băng, nó sẽ tan chảy.)
Đây là một sự thật hiển nhiên, luôn luôn đúng nên ta sẽ sử dụng câu điều kiện loại 0 để nói.
2. Câu điều kiện loại I:
* Cấu trúc:
If + S + V/V(s/es), S + will + V(nguyên thể)
Trong câu điều kiện loại I, mệnh đề “If” ta chia thì HIỆN TẠI ĐƠN và mệnh đề chính ta chia thì tương lai đơn.
* Cách sử dụng:
- Dùng để giả định về một sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
- If she comes, I will go with her. (Nếu cô ấy đến, tôi sẽ đi với cô ấy)
Ta hiểu rằng “hiện tại cô ấy vẫn chưa đến”, và ta cũng không biết được rằng cô ấy có đến hay không (hoàn toàn có thể xảy ra). Vì vậy giả định “nếu cô ấy đến” là một giả định hoàn toàn có thể xảy ra nên ta sử dụng câu điều kiện loại 1.
3. Câu điều kiện loại II:
* Cấu trúc:
If + S + V-ed/cột 2, S + would/should + V(nguyên thể)
Trong câu điều kiện loại II, mệnh đề “IF” chia thì QUÁ KHỨ ĐƠN và động từ trong mệnh đề chính ta sử dụng cấu trúc: would/ should + động từ nguyên thể.
* Cách sử dụng:
- Dùng để giả định về một sự việc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
- If they had a lot of money now, they would travel around the world. (Nếu bây giờ họ có nhiều tiền, họ sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.)
Ta thấy có thời gian ở hiện tại là “now” (bây giờ) và hiểu rằng “bây giờ họ không có nhiều tiền” nên mới đưa ra câu giả định như vậy. Vì thế ta sử dụng câu điều kiện loại II để diễn đạt một giả định về một sự việc không có thật ở hiện tại.
CHÚ Ý:
Trong câu điều kiện loại II, nếu mệnh đề “if” sử dụng động từ “to be” ở thì quá khứ đơn thì ta chỉ sử dụng “to be” là “were” với tất cả các ngôi.
Ví dụ:
- If I were you, I wouldn’t stay at home now. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không ở nhà bây giờ.)
Ta thấy chủ ngữ trong mệnh đề “If” là “I” nhưng ta vẫn sử dụng động từ “to be” là “were” vì trong câu điều kiện loại II này “to be” chia quá khứ là “were” với tất cả các chủ ngữ.
4. Câu điều kiện loại III:
* Cấu trúc:
If + S + had + VpII, S + would/should + have + vpII
Trong câu điều kiện loại III, mệnh đề “If” chia thì QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH, và động từ trong mệnh đề chính sẽ sử dụng cấu trúc: would/ should + have + VpII.
* Cách sử dụng:
- Dùng để giả định về một sự việc trái với sự thật trong quá khứ.
Ví dụ:
- If she had told me the truth yesterday, I would have helped her. (Nếu cô ấy nói với tôi sự thật ngày hôm qua, tôi đã giúp cô ấy rồi.)
Ta hiểu sự thật là ngày hôm qua cô ấy đã KHÔNG nói thật với tôi nên thực tế là tôi không giúp được gì cho cô ấy. Đây là một giả định về một sự việc trái với sự thật trong quá khứ nên ta sử dụng câu điều kiện loại III để nói.
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025